Người Việt ở San Jose và những thành phố lân cận hẳn quen với khu Little Saigon San Jose nằm trên đường Story và McLaughlin nơi mua sắm và sinh hoạt của khoảng 100 ngàn người Việt ở thành phố này. Tại đây có đủ món ăn với khẩu vị Việt. Vài hình ảnh khu Little Saigon tháng 5-2011. Photo: Đinh Thức.
Sunday, June 26, 2011
Trại tị nạn Phanat Nikhom – Thái Lan 12-1987
January 24, 2008 at 3:07 PM
Người viết: Đinh Thức
Sau hơn nửa tháng ở trại tạm trú KlongYai, thuộc tỉnh Trat của Thái Lan; nơi mà chiếc ghe của nhóm chúng tôi khoảng 50 người đổ bộ xuống và tạm trú gần đó. Khoảng 200 người ở đây được xe bus chuyển đến trại tị nạn Phanat Nikhom thuộc tỉnh Chonbury nằm sâu trong địa phận Thái Lan, cách thủ đô Băng Cốc vài giờ lái xe. Đây là nơi tôi tạm trú trong thời gian 10 tháng trước khi chuyển sang Phi Luật Tân chờ đi định cư ở Mỹ.
Trại này nằm ở vùng ngoại ô đất đỏ, thưa thớt dân cư. Trại được thành lập do sự thỏa thuận giữa Cao Ủy Tị Nạn Liên Hợp Quốc và chính quyền Thái Lan nhằm tiếp nhận, tạm trú và giải quyết định cư những người tị nạn Cộng Sản đến từ các nước Đông Nam Á, hầu hết là từ 3 nước Việt Nam, Lào và Cam Bốt. Đông nhất là Việt Nam, đến Lào và Cam Bốt. Trại này gồm những người từ các trại nhỏ dọc biên giới như Klongyai, Sikhiu, Songkha, Laem Ngop, v.v. đưa về đây.
Chu vi trại rộng hàng chục mẫu, có hàng rào kẽm gai chung quanh và chòi canh bốn phía cách biệt với bên ngoài nhằm bảo đảm an ninh. Mọi việc xuất nhập trại hoặc từ khu này qua khu khác đều phải có giấy phép. Trại được chia thành 2 khu vực chính, cách nhau bởi hàng rào tôn có cổng lớn qua lại: Khu C chứa người mới đến, chờ phân loại, phỏng vấn… Khu chuyển tiếp (hay còn gọi là khu Transit) dành cho những người đã được phỏng vấn và được nhận đi định cư ở nước thứ 3. Khu này rộng rãi, thoải mái hơn khu C. Cả hai khu đều có văn phòng Cao Ủy do nhân viên người Thái trách nhiệm. Toàn trại có cả chục nghìn người. Ngoài ra có 1 trại khác nữa nằm bên kia con lộ chính. Nghe nói là được dành cho người H’Mong.
Lúc chúng tôi đến, vì khu C quá đông người nên được ở tại khu Transit. Cả hai khu đều có cấu trúc giống nhau, gồm nhiều tốp nhà, 4 căn đâu mặt vào nhau, có chung khoảng sân ở giữa. Mỗi căn khoảng 4×10=40m2, mái lợp tôn, chung quanh vách tôn xi-măng, không vách ngăn. Bốn nhà chung 1 khu vệ sinh. Mọi thứ đều sơ sài đủ dùng nhưng rộng rãi thoải mái. Mỗi nhà có khoảng trên dưới 100 người tùy từng giai đoạn. Nước sạch được xe bồn bơm đầy các thùng lớn nằm ở khoảng trung tâm các khu. Hàng ngày đến giờ qui định, các khu cắt người mang thùng đi lấy nước để nấu nướng, vệ sinh, kể cũng thoải mái.
Lương thực được phân phối cho mỗi khẩu phần đủ dùng cho mỗi ngày gồm có gạo, thịt gà tươi, rau củ, mắm, muối, than củi v.v. Những người nào có tiền có thể ra chợ mua đủ thứ từ lương thực tươi ngon cho đến quần áo và đồ gia dụng kể cả thuốc lá đầu lọc các loại. Chợ này nằm ngay trong khu Transit chiếm hẳn một khu đất rộng do người Thái quản lý, hàng hóa tươi sống cung cấp hàng ngày. Nhóm chúng tôi thường mua rau xà lách và cà chua tươi thêm cho bữa ăn. Nhờ những gian nhà bếp chúng tôi cất lên cạnh nhà, công việc nấu nướng không còn thành vấn đề.
Cách vài ngày, chúng tôi có vài giờ đi làm vệ sinh sân trại. Công việc không có gì nặng nhọc, chỉ đi vòng vòng trong khu vực được giao và nhặt rác trên đường hoặc quanh nhà. Ngoài ra thời gian hoàn toàn rảnh rang, có thể đi chơi thoải mái trong trại, đi ra bưu điện xem thư tín (trong trại có 1 bưu điện riêng, niêm yết danh sách những ai có thư tín mỗi ngày), xem phim, học ngoại ngữ, đánh cờ hoặc đi lãnh quần áo, vật dụng linh tinh. Trong trại cũng có nơi thờ phượng như chùa và nhà thờ, mặc dù không được tươm tất nhưng mọi người nếu muốn tham dự đều hoàn toàn tự do thoải mái. Đây là địa chỉ của tôi dùng để liên lạc thư tín suốt trong thời gian ở đây:
CB. 304278
K.192, YWAM P.O. Box 18
Phanat Nikhom, Chonbury 20140, Thailand
Trại cũng có một khu y tế khá rộng rãi, sạch sẽ và khá đầy đủ thuốc men, phương tiện. Mọi người đều có thể xin chăm sóc hoàn toàn miễn phí. Tôi đã trám lại một vài cái răng ở đây. Đến nay đã 20 năm rồi mà vẫn còn tốt.
Trật tự an ninh trong trại được trách nhiệm bởi trưởng trại, là đàn ông Thái tên Joe, nói rành rẽ tiếng Việt và có lẽ cả tiếng Lào và Cam Bốt. Có tiếng là “dữ dằn”. Tuy nhiên tôi thấy chỉ “dữ dằn” với những thành phần “dữ dằn” mà thôi. Dưới trướng ông còn một nhóm trật tự do người tị nạn phụ trách. Thật ra, suốt thời gian 10 tháng ở đây tôi không thấy 1 trường hợp vi phạm nào trầm trọng cả. Mọi người đều hòa thuận và tôn trọng lẫn nhau như hàng xóm láng giềng vậy.
Lúc lên trại ít lâu, mỗi người được cấp 1 mảnh giấy ghi những căn cước cá nhân. Mỗi khi được gọi đi gặp Cao Ủy hoặc phái đoàn các nước, chúng tôi dùng giấy này để ra vào khu C. Ở trại này chúng tôi được tiếp xúc trực tiếp với nhân viên Cao Ủy, phái đoàn phỏng vấn của các nước như Mỹ, Pháp, Anh, Canada, Úc, Đức, Nauy, Thụy Điển, Phần Lan vv. Mỗi người đều phải cung cấp và chứng minh đầy đủ những thông tin cá nhân, lý do tị nạn, quá khứ tù đầy (nếu có), nguyện vọng nước định cư, giấy tờ bảo lãnh của thân nhân từ các Đệ Tam quốc gia vv. Sau đó sẽ lần lượt qua các cuộc phỏng vấn của các nước định cư. Cá nhân tôi nhờ có bảo lãnh, được phỏng vấn 3 lần với phái đoàn Mỹ và được nhận định cư tại Mỹ.
Trong trại có những trường hợp được nhận đinh cư rất nhanh, chỉ ở trại vài tháng. Có lẽ là diện ưu tiên như quân, cán, chính đã bị tù cải tạo Cộng Sản nhiều năm, hồ sơ đầy đủ rõ ràng dễ chứng minh và xác minh hoặc có gia đình thân nhân làm giấy tờ bảo lãnh từ đệ tam quốc gia. Còn lại một số người ở trại đã khá lâu, bị hết phái đoàn này đến phái đoàn khác “đá”, năm ba năm vẫn chưa có nước nào nhận. Có lẽ vì không thuộc diện ưu tiên nào, lại không có thân nhân bảo lãnh. Những người này, một số sau đó đã được các nước nhận với diện nhân đạo.
Cũng có một số rất ít, ở trong khu C, ở rất lâu, 5,7 năm mà không thấy đi định cư, không rõ lý do tại sao ? Tôi biết được lúc về sau này, trước khi rời trại sang Phi khoảng 1,2 tháng, chúng tôi được chuyển vào trong khu C ở. Trong này mọi người có vẻ “an cư, lạc nghiệp” hơn ở ngoài khu Transit, trông những nhà cửa, vườn tược, cây cối họ trồng và nếp sinh hoạt cũng có thể nhận ra điều này. Hầu hết đều là người Việt. Một số nhỏ là Lào và Cam Bốt. Những người này họ đã có thể tự túc cuộc sống bằng cách trồng rau, bán rau, gánh nước mướn, may vá, làm thuê hoặc buôn bán linh tinh cho những người có tiền. Vì thế, dù ở đã lâu nhưng cũng “bình chân như vại” tới đâu mặc kệ. Một số đã thành vợ, thành chồng, “bén rễ, xanh cây” sinh con đẻ cái ở trại.
Không biết những người khác thấy thế nào ? Riêng tôi, thời gian sống ở đây trải qua khá êm ả. Có lẽ vì có gia đình lo và gửi tiền cho. Vài tháng sau khi nhập trại. Tôi bắt đầu làm việc thiện nguyện cho văn phòng Cao Ủy. Lúc đầu ở văn phòng ngoài khu Transit, sau đó vào làm trong văn phòng khu C. Công việc sắp xếp giấy tờ linh tinh. Đôi khi bà Cao Ủy trưởng người Thái nhờ làm thông dịch trong những cuộc phỏng vấn. Ngoài ra là ngồi tán gẫu với nhau. Khẩu phần được thêm một vài nhu yếu phẩm khác như: Đường, xà bông, kem đánh răng vv. Công việc cũng giúp phần giải khuây, học thêm ngoại ngữ và biết thêm về đời sống, sinh hoạt trong khu C.
Giai đoạn lo lắng là thời gian đầu nhập trại. Chuẩn bị để gặp Cao Ủy làm hồ sơ xếp loại, sau đó chờ phỏng vấn. Lúc được phỏng vấn thì hơi hồi hộp, không biết như thế nào ? Nghe một vài người bị “đá” kể lại thấy cũng lo. Được cái cả 3 đợt đều có thông dịch viên người Việt nên cũng đỡ lo ngại. Đợt phỏng vấn 1 và 2 là gay go nhất, mọi vấn đề là ở đây. Đợt chót thì nhẹ nhàng hơn, chỉ để xác minh lại những gì đã cung cấp trước đây là đúng, rồi sau đó tuyên thệ và được cho biết quyết định. Tuy nhiên, một khi biết đã được nhận đi định cư thì coi như chuyện ở đây kết thúc. Bắt đầu lo chuẩn bị sang Phi để học về ngôn ngữ và đời sống 6 tháng nữa rồi sang Mỹ. Riêng đi định cư tại các nước khác thì tôi không rõ thủ tục sau đó ra sao ?
Gần ngày rời Thái. Tôi mua 1 áo khoác mới hết mấy trăm Bath chuẩn bị cho chuyến đi sang Phi. Trước nay chưa bao giờ đi máy bay nên sợ lạnh. Hành trang ngoài vài tờ giấy cá nhân thì không còn gì khác, đến Phi hẵng hay.
Hôm đi sang Phi. Mọi người tập trung tại khu Transit, sau đó được xe bus đưa ra phi trường Băng Cốc đáp máy bay sang Phi, thời gian bay khoảng vài tiếng gì đó. Hôm đó, người đi thì nói năng, vui tươi, ăn mặc tươm tất. Kẻ ở lại thì rầu rĩ, chán chường, không hiểu mình rồi sẽ ra sao ? Chúng tôi kẻ ở, người đi đều chúc nhau những gì may mắn đến cho mỗi người. Và dẫu không quen biết, nhưng đã trải qua những gian nan giống nhau nên mong muốn cho nhau những điều tốt đẹp. Rồi đây, mỗi người một phương trời. Biết đâu lại chẳng có dịp gặp nhau.
(Chuyện viết lại từ trí nhớ nên một số dữ kiện có thể không hoàn toàn chính xác. Mong bạn đọc thông cảm.)
San Jose, California 12/2007
Bài viết cùng tác giả: Trại tạm trú Klongyai – Thái Lan 11-1987
Websites (Links):
Panatnikhom Transit Center
Bataan Philippine Refugee Processing Center - PRPC
Trại tị nạn đường bộ Phanat Nikhom...
Hình Ảnh Trại Tị Nạn Việt Nam
Refugee Camps Net
———-
Tài liệu đọc thêm:
Tuyển tập: CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều tác giả)
Văn khố Thuyền nhân Việt Nam
(Cập nhật ngày 13, tháng 4, năm 2017)
Dưới đây là phần chia xẻ hình ảnh trên trang mạng của Linh mục Gioan Nguyễn Lợi trước đây đã có dịp chung cảnh đời tỵ nạn tại trại Phanat Nikhom, Chonburi, Thái Lan... (1986-1990)
ĐTC Gioan Phaolô II - Sứ thần Tricarico - Giám mục Thienchai (Cholbury) & Trại Phanat Nikhom.
Linh muc Namwong (đại ân nhân của tị nạn).
Thời kỳ Cha Kym Thanh quí mến của Trại.
Lịch sử Nhà Thờ của Trại tị nạn.
Linh mục & Tu sĩ ở Trại.
Các Hội đoàn công giáo ở Trại.
Đố vui Giáo lý ở Trại
Phụng vụ ở Trại.
Sinh hoạt cộng đoàn công giáo ở Trại. (1/2)
Sinh hoạt cộng đoàn công giáo ở Trại. (2/2)
Sinh hoạt Thiếu nhi Thánh thể ở Trại.
Mừng Ngày Phong Thánh 117 Vị Tử đạo VN ở Trại.
Cộng đồng Tị nạn Việt nam ở Trại Phanat Nikhom.
Đời sống tị nạn ở Trại.
Linh tinh.
Vài sinh hoạt của Transit.
Cảnh ra đi định cư.
———-
Phanat Nikhom Information
The information below is scanned in from a three-page handout from Phanat Nikhom Camp Today dated approximately 31 May 1994. I have made a superficial proofreading of the scanned text but do not guarantee 100% correctness.
PHANAT NIKHOM CAMP
Location: Phanat Nikhom District,-Chonburi Province Administration: The Ministry of Interior (MOI) Population: (See Annex )
Situated roughly 110 Km South-East of Bangkok, Phanat Nikhom camp in Chonburi Province was established in July 1980 as a processing center for the Indo-Chinese refugees – Vietnamese, Cambodian, Lowland Laotian and Highland Laotian who were transferred from other refugee camps in Thailand for third country resettlement process. The camp was originally administered by the Joint Operations Center of Royal Thai Government (RTG). In 1984 the Ministry of Interior (MOI) took over this responsibility.
A. PHYSICAL LAYOUT OF THE CAMP
Today, Phanat Nikhom Camp provides accommodation for refugees and asylum seekers of three nationalities:
1. Laotian Hilltribe refugees and Laotian Lowlanders Who are in the process of resettlement in a third country at various stages of the procedures;
2. Vietnamese refugees (both pre- and post-cut-off-date cases including the so-called “Platform people”) in their resettlement process, as well -as Vietnamese asylum seekers who are either in the process of voluntary repatriation to Vietnam or waiting for the completion of their refugee status determination.
3. A small number of Cambodians are- waiting for completion of the process of resettlement in a third country or repatriation to their country of origin.
In the camp, there are 1,052 semi-permanent buildings arranged in quadrangles in an area of 320 rais/126 acres/51 hectares. Each building has a floor space of 40 m2, the optimum capacity for 3 families or 20 persons. There are other non-residential buildings which provide space for offices, classrooms, hospitals, OPD, warehouses, distribution centre, postal services, place of worship and restaurants. Additional housing arrangements are also made available to the staff of Ministry of Interior and other agencies in order to assist departing refugees and asylum seekers for their onward travel from Dong Muang Airport to resettlement countries as well as to the countries of origin.
THE CAMP ADMINISTRATION
The Ministry of Interior has overall responsibility for administration of the camp, including the security arrangements as well as the supervision of all program implementation activities carried out by the agencies in the camp.
The MOI officials -in the camp work through the Provincial Committee for coordination of camp activities headed by the Governor of Chonburi. In the camp- there are some 20 government officials plus about 35 security guards who are members of the Civilian Defense Program. The visitor to the camp are required to obtain advance permit from either the Ministry of Interior, Bangkok or the Governor of Chonburi.
The main role of UNHCR Field Office in the camp is to protect refugees and these who seek asylum from violation of human rights, and to find a durable solutions i.e. resettlement or voluntary repatriation. Another important role of UNHCR is to monitor and coordinate the implementation of program operated by voluntary agencies. UNHCR, in close coordination with MOI, ensures that necessary facilities and the services such as food/water distribution, sanitation, medical care, education, vocational training and community care are provided. The UNHCR Feild Office has the staff of 16 persons.
C ASSISTANCE ACTIVITIES
There are 8 agencies and 2 international agencies operating in the camp: 4 voluntary agencies (VOLAG’s) implement language and orientation programs for those accepted by the USA, Canada, Australia, France, New Zealand, etc. – And 3 voluntary agencies provide medical and health care services hospital facilities, dental services, public health, family planning and mental health. Other voluntary agencies focus on skill training, construction, site maintenance, recreation program, postal and banking services. (See the attached list of agencies with project location).
Since it is considered to be appropriate by UNHCR and all agencies concerned to ensure that refugees spend the time productively while in Phanat Nikhom, refugees and asylum seekers in the camp are encouraged to follow the education/training programs. These are designed to increase their resettlement potential or to enhance their reintegration in their country of origin. The refugees are encouraged to work in the camp. About 3,000 refugee voluntarily work for MOI, UNHCR, other agencies and the refugee community as interpreters, office clerks, teachers, paramedical assistants, para-social workers, night guards, sanitation workers, labourers, carpenters, electricians, etc.
D. ACTIVITES RELATED TO DURABLE SOLUTIONS OF REFUGEES AND ASYLUM SEEKERS
Phanat Nikhom Camp has a daily fluctuating population of departing refugees for resettlement and those who volunteered to return to their country of origin. The movement of refugees and asylum seekers to and from the camp became active since the implementation of the Comprehensive Plan of Action (CPA) for the Vietnamese and Laotian asylum seekers in 1989. According to the CPA, asylum seekers who leave their home country clandestinely and come to Thailand will no longer automatically be considered as refugees, as they have been in the past. The principles of the CPA for the refugee status determination in Thailand come into effect for all Vietnamese who have arrived in this country between 14 March 1989 and 14 February 1994; for Laotian asylum seekers after 1 July 1985. The status determination procedure has been set up and practiced, now in Sikhiu Camp for Vietnameses and in Nongseang for Laotians, in order to have all claims to refugee status-individually examined. Subsequently, only those who are found to be refugees, according to the established criteria, will have the opportunity to be resettled in other countries. Those who are not recognized as refugees will have no resettlement opportunities from Thailand and they will be advised to go back to their country of origin.
Cambodians are also being assisted for their eventual resettlement in a third country or repatriation to Cambodia.
Agencies Operating in Phanat Nikhom Camp
UNITED NATIONS
UNHCR Kazutoshi Nagasaka
INTERNATIONAL ORGANIZATIONS
IOM Sugunya Ramasuta JVA Jay Privette
VOLUNTARY AGENCIES
ADRA Ricardo D. Velasquez ARC Audrey Swift COERR Dr. Vissanu Tharachatr CONSORTIUM Chamaiporn Ammaranont SCF Tan Saw Hua TCRS Sylvia L.S. Lin TRC Sasithorn Vongpralab YWAM Elaine Holwell
ANNEX
as of 31.05.1994 Nationality Population Volutary Repatriation Resettlement
interviewed not intvwd accepted not accepted
————————————————————————-
Laotion
Hilltribes 8,788 (58) 6,049 2,739
————————————————————————-
Laotion
Lowlanders 174 98 76
————————————————————————-
Cambodian 49 (2) 38 11
————————————————————————-
Vietnamese 2,603
(Pre-COD) 38 (1) 11 27
(Platform) 478 133 345
(SCR-IN) 919 601 318
(VOL-REP) 1087 351 736
(A-S) 81
————————————————————————-
TOTAL 11,614
Source: http://www.hmongnet.org/misc/phanat-nikhom.html
Người viết: Đinh Thức
Sau hơn nửa tháng ở trại tạm trú KlongYai, thuộc tỉnh Trat của Thái Lan; nơi mà chiếc ghe của nhóm chúng tôi khoảng 50 người đổ bộ xuống và tạm trú gần đó. Khoảng 200 người ở đây được xe bus chuyển đến trại tị nạn Phanat Nikhom thuộc tỉnh Chonbury nằm sâu trong địa phận Thái Lan, cách thủ đô Băng Cốc vài giờ lái xe. Đây là nơi tôi tạm trú trong thời gian 10 tháng trước khi chuyển sang Phi Luật Tân chờ đi định cư ở Mỹ.
Trại này nằm ở vùng ngoại ô đất đỏ, thưa thớt dân cư. Trại được thành lập do sự thỏa thuận giữa Cao Ủy Tị Nạn Liên Hợp Quốc và chính quyền Thái Lan nhằm tiếp nhận, tạm trú và giải quyết định cư những người tị nạn Cộng Sản đến từ các nước Đông Nam Á, hầu hết là từ 3 nước Việt Nam, Lào và Cam Bốt. Đông nhất là Việt Nam, đến Lào và Cam Bốt. Trại này gồm những người từ các trại nhỏ dọc biên giới như Klongyai, Sikhiu, Songkha, Laem Ngop, v.v. đưa về đây.
Chu vi trại rộng hàng chục mẫu, có hàng rào kẽm gai chung quanh và chòi canh bốn phía cách biệt với bên ngoài nhằm bảo đảm an ninh. Mọi việc xuất nhập trại hoặc từ khu này qua khu khác đều phải có giấy phép. Trại được chia thành 2 khu vực chính, cách nhau bởi hàng rào tôn có cổng lớn qua lại: Khu C chứa người mới đến, chờ phân loại, phỏng vấn… Khu chuyển tiếp (hay còn gọi là khu Transit) dành cho những người đã được phỏng vấn và được nhận đi định cư ở nước thứ 3. Khu này rộng rãi, thoải mái hơn khu C. Cả hai khu đều có văn phòng Cao Ủy do nhân viên người Thái trách nhiệm. Toàn trại có cả chục nghìn người. Ngoài ra có 1 trại khác nữa nằm bên kia con lộ chính. Nghe nói là được dành cho người H’Mong.
Lúc chúng tôi đến, vì khu C quá đông người nên được ở tại khu Transit. Cả hai khu đều có cấu trúc giống nhau, gồm nhiều tốp nhà, 4 căn đâu mặt vào nhau, có chung khoảng sân ở giữa. Mỗi căn khoảng 4×10=40m2, mái lợp tôn, chung quanh vách tôn xi-măng, không vách ngăn. Bốn nhà chung 1 khu vệ sinh. Mọi thứ đều sơ sài đủ dùng nhưng rộng rãi thoải mái. Mỗi nhà có khoảng trên dưới 100 người tùy từng giai đoạn. Nước sạch được xe bồn bơm đầy các thùng lớn nằm ở khoảng trung tâm các khu. Hàng ngày đến giờ qui định, các khu cắt người mang thùng đi lấy nước để nấu nướng, vệ sinh, kể cũng thoải mái.
Lương thực được phân phối cho mỗi khẩu phần đủ dùng cho mỗi ngày gồm có gạo, thịt gà tươi, rau củ, mắm, muối, than củi v.v. Những người nào có tiền có thể ra chợ mua đủ thứ từ lương thực tươi ngon cho đến quần áo và đồ gia dụng kể cả thuốc lá đầu lọc các loại. Chợ này nằm ngay trong khu Transit chiếm hẳn một khu đất rộng do người Thái quản lý, hàng hóa tươi sống cung cấp hàng ngày. Nhóm chúng tôi thường mua rau xà lách và cà chua tươi thêm cho bữa ăn. Nhờ những gian nhà bếp chúng tôi cất lên cạnh nhà, công việc nấu nướng không còn thành vấn đề.
Cách vài ngày, chúng tôi có vài giờ đi làm vệ sinh sân trại. Công việc không có gì nặng nhọc, chỉ đi vòng vòng trong khu vực được giao và nhặt rác trên đường hoặc quanh nhà. Ngoài ra thời gian hoàn toàn rảnh rang, có thể đi chơi thoải mái trong trại, đi ra bưu điện xem thư tín (trong trại có 1 bưu điện riêng, niêm yết danh sách những ai có thư tín mỗi ngày), xem phim, học ngoại ngữ, đánh cờ hoặc đi lãnh quần áo, vật dụng linh tinh. Trong trại cũng có nơi thờ phượng như chùa và nhà thờ, mặc dù không được tươm tất nhưng mọi người nếu muốn tham dự đều hoàn toàn tự do thoải mái. Đây là địa chỉ của tôi dùng để liên lạc thư tín suốt trong thời gian ở đây:
CB. 304278
K.192, YWAM P.O. Box 18
Phanat Nikhom, Chonbury 20140, Thailand
Trại cũng có một khu y tế khá rộng rãi, sạch sẽ và khá đầy đủ thuốc men, phương tiện. Mọi người đều có thể xin chăm sóc hoàn toàn miễn phí. Tôi đã trám lại một vài cái răng ở đây. Đến nay đã 20 năm rồi mà vẫn còn tốt.
Trật tự an ninh trong trại được trách nhiệm bởi trưởng trại, là đàn ông Thái tên Joe, nói rành rẽ tiếng Việt và có lẽ cả tiếng Lào và Cam Bốt. Có tiếng là “dữ dằn”. Tuy nhiên tôi thấy chỉ “dữ dằn” với những thành phần “dữ dằn” mà thôi. Dưới trướng ông còn một nhóm trật tự do người tị nạn phụ trách. Thật ra, suốt thời gian 10 tháng ở đây tôi không thấy 1 trường hợp vi phạm nào trầm trọng cả. Mọi người đều hòa thuận và tôn trọng lẫn nhau như hàng xóm láng giềng vậy.
Lúc lên trại ít lâu, mỗi người được cấp 1 mảnh giấy ghi những căn cước cá nhân. Mỗi khi được gọi đi gặp Cao Ủy hoặc phái đoàn các nước, chúng tôi dùng giấy này để ra vào khu C. Ở trại này chúng tôi được tiếp xúc trực tiếp với nhân viên Cao Ủy, phái đoàn phỏng vấn của các nước như Mỹ, Pháp, Anh, Canada, Úc, Đức, Nauy, Thụy Điển, Phần Lan vv. Mỗi người đều phải cung cấp và chứng minh đầy đủ những thông tin cá nhân, lý do tị nạn, quá khứ tù đầy (nếu có), nguyện vọng nước định cư, giấy tờ bảo lãnh của thân nhân từ các Đệ Tam quốc gia vv. Sau đó sẽ lần lượt qua các cuộc phỏng vấn của các nước định cư. Cá nhân tôi nhờ có bảo lãnh, được phỏng vấn 3 lần với phái đoàn Mỹ và được nhận định cư tại Mỹ.
Trong trại có những trường hợp được nhận đinh cư rất nhanh, chỉ ở trại vài tháng. Có lẽ là diện ưu tiên như quân, cán, chính đã bị tù cải tạo Cộng Sản nhiều năm, hồ sơ đầy đủ rõ ràng dễ chứng minh và xác minh hoặc có gia đình thân nhân làm giấy tờ bảo lãnh từ đệ tam quốc gia. Còn lại một số người ở trại đã khá lâu, bị hết phái đoàn này đến phái đoàn khác “đá”, năm ba năm vẫn chưa có nước nào nhận. Có lẽ vì không thuộc diện ưu tiên nào, lại không có thân nhân bảo lãnh. Những người này, một số sau đó đã được các nước nhận với diện nhân đạo.
Cũng có một số rất ít, ở trong khu C, ở rất lâu, 5,7 năm mà không thấy đi định cư, không rõ lý do tại sao ? Tôi biết được lúc về sau này, trước khi rời trại sang Phi khoảng 1,2 tháng, chúng tôi được chuyển vào trong khu C ở. Trong này mọi người có vẻ “an cư, lạc nghiệp” hơn ở ngoài khu Transit, trông những nhà cửa, vườn tược, cây cối họ trồng và nếp sinh hoạt cũng có thể nhận ra điều này. Hầu hết đều là người Việt. Một số nhỏ là Lào và Cam Bốt. Những người này họ đã có thể tự túc cuộc sống bằng cách trồng rau, bán rau, gánh nước mướn, may vá, làm thuê hoặc buôn bán linh tinh cho những người có tiền. Vì thế, dù ở đã lâu nhưng cũng “bình chân như vại” tới đâu mặc kệ. Một số đã thành vợ, thành chồng, “bén rễ, xanh cây” sinh con đẻ cái ở trại.
Không biết những người khác thấy thế nào ? Riêng tôi, thời gian sống ở đây trải qua khá êm ả. Có lẽ vì có gia đình lo và gửi tiền cho. Vài tháng sau khi nhập trại. Tôi bắt đầu làm việc thiện nguyện cho văn phòng Cao Ủy. Lúc đầu ở văn phòng ngoài khu Transit, sau đó vào làm trong văn phòng khu C. Công việc sắp xếp giấy tờ linh tinh. Đôi khi bà Cao Ủy trưởng người Thái nhờ làm thông dịch trong những cuộc phỏng vấn. Ngoài ra là ngồi tán gẫu với nhau. Khẩu phần được thêm một vài nhu yếu phẩm khác như: Đường, xà bông, kem đánh răng vv. Công việc cũng giúp phần giải khuây, học thêm ngoại ngữ và biết thêm về đời sống, sinh hoạt trong khu C.
Giai đoạn lo lắng là thời gian đầu nhập trại. Chuẩn bị để gặp Cao Ủy làm hồ sơ xếp loại, sau đó chờ phỏng vấn. Lúc được phỏng vấn thì hơi hồi hộp, không biết như thế nào ? Nghe một vài người bị “đá” kể lại thấy cũng lo. Được cái cả 3 đợt đều có thông dịch viên người Việt nên cũng đỡ lo ngại. Đợt phỏng vấn 1 và 2 là gay go nhất, mọi vấn đề là ở đây. Đợt chót thì nhẹ nhàng hơn, chỉ để xác minh lại những gì đã cung cấp trước đây là đúng, rồi sau đó tuyên thệ và được cho biết quyết định. Tuy nhiên, một khi biết đã được nhận đi định cư thì coi như chuyện ở đây kết thúc. Bắt đầu lo chuẩn bị sang Phi để học về ngôn ngữ và đời sống 6 tháng nữa rồi sang Mỹ. Riêng đi định cư tại các nước khác thì tôi không rõ thủ tục sau đó ra sao ?
Gần ngày rời Thái. Tôi mua 1 áo khoác mới hết mấy trăm Bath chuẩn bị cho chuyến đi sang Phi. Trước nay chưa bao giờ đi máy bay nên sợ lạnh. Hành trang ngoài vài tờ giấy cá nhân thì không còn gì khác, đến Phi hẵng hay.
Go to school at PRPC 1988. (http://bataan-prpc.blogspot.com/)
My home at PRPC 1988. (http://bataan-prpc.blogspot.com/)
Hôm đi sang Phi. Mọi người tập trung tại khu Transit, sau đó được xe bus đưa ra phi trường Băng Cốc đáp máy bay sang Phi, thời gian bay khoảng vài tiếng gì đó. Hôm đó, người đi thì nói năng, vui tươi, ăn mặc tươm tất. Kẻ ở lại thì rầu rĩ, chán chường, không hiểu mình rồi sẽ ra sao ? Chúng tôi kẻ ở, người đi đều chúc nhau những gì may mắn đến cho mỗi người. Và dẫu không quen biết, nhưng đã trải qua những gian nan giống nhau nên mong muốn cho nhau những điều tốt đẹp. Rồi đây, mỗi người một phương trời. Biết đâu lại chẳng có dịp gặp nhau.
(Chuyện viết lại từ trí nhớ nên một số dữ kiện có thể không hoàn toàn chính xác. Mong bạn đọc thông cảm.)
San Jose, California 12/2007
Bài viết cùng tác giả: Trại tạm trú Klongyai – Thái Lan 11-1987
Websites (Links):
Panatnikhom Transit Center
Bataan Philippine Refugee Processing Center - PRPC
Trại tị nạn đường bộ Phanat Nikhom...
Hình Ảnh Trại Tị Nạn Việt Nam
Refugee Camps Net
———-
Tài liệu đọc thêm:
Website |
Tuyển tập: CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều tác giả)
Văn khố Thuyền nhân Việt Nam
(Cập nhật ngày 13, tháng 4, năm 2017)
Dưới đây là phần chia xẻ hình ảnh trên trang mạng của Linh mục Gioan Nguyễn Lợi trước đây đã có dịp chung cảnh đời tỵ nạn tại trại Phanat Nikhom, Chonburi, Thái Lan... (1986-1990)
ĐTC Gioan Phaolô II - Sứ thần Tricarico - Giám mục Thienchai (Cholbury) & Trại Phanat Nikhom.
Linh muc Namwong (đại ân nhân của tị nạn).
Thời kỳ Cha Kym Thanh quí mến của Trại.
Lịch sử Nhà Thờ của Trại tị nạn.
Linh mục & Tu sĩ ở Trại.
Các Hội đoàn công giáo ở Trại.
Đố vui Giáo lý ở Trại
Phụng vụ ở Trại.
Sinh hoạt cộng đoàn công giáo ở Trại. (1/2)
Sinh hoạt cộng đoàn công giáo ở Trại. (2/2)
Sinh hoạt Thiếu nhi Thánh thể ở Trại.
Mừng Ngày Phong Thánh 117 Vị Tử đạo VN ở Trại.
Cộng đồng Tị nạn Việt nam ở Trại Phanat Nikhom.
Đời sống tị nạn ở Trại.
Linh tinh.
Vài sinh hoạt của Transit.
Cảnh ra đi định cư.
———-
Phanat Nikhom Information
The information below is scanned in from a three-page handout from Phanat Nikhom Camp Today dated approximately 31 May 1994. I have made a superficial proofreading of the scanned text but do not guarantee 100% correctness.
PHANAT NIKHOM CAMP
Location: Phanat Nikhom District,-Chonburi Province Administration: The Ministry of Interior (MOI) Population: (See Annex )
Situated roughly 110 Km South-East of Bangkok, Phanat Nikhom camp in Chonburi Province was established in July 1980 as a processing center for the Indo-Chinese refugees – Vietnamese, Cambodian, Lowland Laotian and Highland Laotian who were transferred from other refugee camps in Thailand for third country resettlement process. The camp was originally administered by the Joint Operations Center of Royal Thai Government (RTG). In 1984 the Ministry of Interior (MOI) took over this responsibility.
A. PHYSICAL LAYOUT OF THE CAMP
Today, Phanat Nikhom Camp provides accommodation for refugees and asylum seekers of three nationalities:
1. Laotian Hilltribe refugees and Laotian Lowlanders Who are in the process of resettlement in a third country at various stages of the procedures;
2. Vietnamese refugees (both pre- and post-cut-off-date cases including the so-called “Platform people”) in their resettlement process, as well -as Vietnamese asylum seekers who are either in the process of voluntary repatriation to Vietnam or waiting for the completion of their refugee status determination.
3. A small number of Cambodians are- waiting for completion of the process of resettlement in a third country or repatriation to their country of origin.
In the camp, there are 1,052 semi-permanent buildings arranged in quadrangles in an area of 320 rais/126 acres/51 hectares. Each building has a floor space of 40 m2, the optimum capacity for 3 families or 20 persons. There are other non-residential buildings which provide space for offices, classrooms, hospitals, OPD, warehouses, distribution centre, postal services, place of worship and restaurants. Additional housing arrangements are also made available to the staff of Ministry of Interior and other agencies in order to assist departing refugees and asylum seekers for their onward travel from Dong Muang Airport to resettlement countries as well as to the countries of origin.
THE CAMP ADMINISTRATION
The Ministry of Interior has overall responsibility for administration of the camp, including the security arrangements as well as the supervision of all program implementation activities carried out by the agencies in the camp.
The MOI officials -in the camp work through the Provincial Committee for coordination of camp activities headed by the Governor of Chonburi. In the camp- there are some 20 government officials plus about 35 security guards who are members of the Civilian Defense Program. The visitor to the camp are required to obtain advance permit from either the Ministry of Interior, Bangkok or the Governor of Chonburi.
The main role of UNHCR Field Office in the camp is to protect refugees and these who seek asylum from violation of human rights, and to find a durable solutions i.e. resettlement or voluntary repatriation. Another important role of UNHCR is to monitor and coordinate the implementation of program operated by voluntary agencies. UNHCR, in close coordination with MOI, ensures that necessary facilities and the services such as food/water distribution, sanitation, medical care, education, vocational training and community care are provided. The UNHCR Feild Office has the staff of 16 persons.
C ASSISTANCE ACTIVITIES
There are 8 agencies and 2 international agencies operating in the camp: 4 voluntary agencies (VOLAG’s) implement language and orientation programs for those accepted by the USA, Canada, Australia, France, New Zealand, etc. – And 3 voluntary agencies provide medical and health care services hospital facilities, dental services, public health, family planning and mental health. Other voluntary agencies focus on skill training, construction, site maintenance, recreation program, postal and banking services. (See the attached list of agencies with project location).
Since it is considered to be appropriate by UNHCR and all agencies concerned to ensure that refugees spend the time productively while in Phanat Nikhom, refugees and asylum seekers in the camp are encouraged to follow the education/training programs. These are designed to increase their resettlement potential or to enhance their reintegration in their country of origin. The refugees are encouraged to work in the camp. About 3,000 refugee voluntarily work for MOI, UNHCR, other agencies and the refugee community as interpreters, office clerks, teachers, paramedical assistants, para-social workers, night guards, sanitation workers, labourers, carpenters, electricians, etc.
D. ACTIVITES RELATED TO DURABLE SOLUTIONS OF REFUGEES AND ASYLUM SEEKERS
Phanat Nikhom Camp has a daily fluctuating population of departing refugees for resettlement and those who volunteered to return to their country of origin. The movement of refugees and asylum seekers to and from the camp became active since the implementation of the Comprehensive Plan of Action (CPA) for the Vietnamese and Laotian asylum seekers in 1989. According to the CPA, asylum seekers who leave their home country clandestinely and come to Thailand will no longer automatically be considered as refugees, as they have been in the past. The principles of the CPA for the refugee status determination in Thailand come into effect for all Vietnamese who have arrived in this country between 14 March 1989 and 14 February 1994; for Laotian asylum seekers after 1 July 1985. The status determination procedure has been set up and practiced, now in Sikhiu Camp for Vietnameses and in Nongseang for Laotians, in order to have all claims to refugee status-individually examined. Subsequently, only those who are found to be refugees, according to the established criteria, will have the opportunity to be resettled in other countries. Those who are not recognized as refugees will have no resettlement opportunities from Thailand and they will be advised to go back to their country of origin.
Cambodians are also being assisted for their eventual resettlement in a third country or repatriation to Cambodia.
Agencies Operating in Phanat Nikhom Camp
UNITED NATIONS
UNHCR Kazutoshi Nagasaka
INTERNATIONAL ORGANIZATIONS
IOM Sugunya Ramasuta JVA Jay Privette
VOLUNTARY AGENCIES
ADRA Ricardo D. Velasquez ARC Audrey Swift COERR Dr. Vissanu Tharachatr CONSORTIUM Chamaiporn Ammaranont SCF Tan Saw Hua TCRS Sylvia L.S. Lin TRC Sasithorn Vongpralab YWAM Elaine Holwell
ANNEX
as of 31.05.1994 Nationality Population Volutary Repatriation Resettlement
interviewed not intvwd accepted not accepted
————————————————————————-
Laotion
Hilltribes 8,788 (58) 6,049 2,739
————————————————————————-
Laotion
Lowlanders 174 98 76
————————————————————————-
Cambodian 49 (2) 38 11
————————————————————————-
Vietnamese 2,603
(Pre-COD) 38 (1) 11 27
(Platform) 478 133 345
(SCR-IN) 919 601 318
(VOL-REP) 1087 351 736
(A-S) 81
————————————————————————-
TOTAL 11,614
Source: http://www.hmongnet.org/misc/phanat-nikhom.html
Subscribe to:
Posts (Atom)